Mục lục
Trong mỗi kỳ tuyển sinh Đại học hàng năm, Y tế công cộng luôn nhận được sự quan tâm của nhiều học sinh và phụ huynh. Thắc mắc Y tế công cộng có phải bác sĩ không khiến nhiều người nhầm lẫn về vai trò xã hội của ngành nghề này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về bản chất của ngành Y tế công cộng và những khác biệt với ngành Bác sĩ đa khoa.
Y tế công cộng là ngành nghề thực hiện hoạt động khám chữa bệnh, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng, kéo dài tuổi thọ dân số và phòng bệnh. Phân loại ngành này được chia thành nhiều phân khúc nhỏ gồm Sinh thống kê, Dịch tễ học, Dịch vụ y tế.
Ở các quốc gia phát triển, Y tế công cộng có nhiều bước phát triển vượt bậc từ sớm. Tuy nhiên tại Việt Nam, khái niệm này vẫn còn khá mới nhưng vẫn đang đóng góp rất nhiều vào công tác phòng chống bệnh tật, bảo vệ sức khỏe và ổn định an sinh xã hội.
Sau khi ra trường, sinh viên theo học ngành này được trang bị các kiến thức khoa học cơ bản, khoa học xã hội, y học cơ sở hay y tế công cộng. Bạn sẽ được các thầy cô đào tạo những kiến thức y đức để tham gia giải quyết những vấn đề có liên quan sức khỏe cộng đồng.
Chuyên viên y tế công cộng thường tham gia truyền thông và tổ chức các chiến dịch phòng bệnh.
Tại Việt Nam trong những năm gần đây, ngành Y tế công cộng đang dần phổ biến hơn và nhận sự quan tâm cộng đồng xã hội. Theo đó, ngành này trong tiếng Anh là “Public health” mang ý nghĩa Khoa học liên quan đến phòng chống dịch bệnh.
Các sinh viên theo học chuyên ngành này được đào tạo kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe góp phần nâng cao tuổi thọ cộng đồng. Ngành Y tế công cộng tập trung vào những hoạt động đem lại lợi ích sức khỏe cho xã hội, cải thiện chất lượng dịch vụ thăm khám, chữa bệnh. Nhìn chung, ngành này chú trọng phòng bệnh hơn là điều trị như các Bác sĩ Đa khoa.
Do đó, sinh viên tốt nghiệp ngành Y tế công cộng KHÔNG PHẢI là Bác sĩ nhưng họ vẫn có thể làm việc tại các cơ sở Y tế xã hội, ban ngành trực thuộc Bộ Y tế, tổ chức Y tế hoạt động ở Huyện, Xã. Ngoài ra, bạn có thể tham gia vào các tổ chức Y tế thuộc quản lý của Chính phủ, trở thành nghiên cứu viên tại những trung tâm Y tế công cộng như Viện Dinh dưỡng, Viện Vệ sinh dịch tễ,…
Có thể nhận thấy rõ chuyên gia Y tế công cộng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh, tránh lây lan bệnh truyền nhiễm. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa tốt góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống xã hội.
Bác sĩ điều trị cá nhân, trong khi y tế công cộng tập trung vào cộng đồng.
Để hiểu rõ hơn Y tế công cộng có phải bác sĩ không, cùng tham khảo qua bảng so sánh chi tiết dưới đây:
Tiêu chí | Bác sĩ đa khoa | Y tế công cộng |
---|---|---|
Vai trò chính | Chẩn đoán và điều trị bệnh | Phòng bệnh, nâng cao sức khỏe |
Đối tượng phục vụ | Cá nhân, bệnh nhân cụ thể | Cộng đồng, nhóm dân cư |
Chương trình đào tạo | Đào tạo lâm sàng chuyên sâu | Đào tạo nghiên cứu, thống kê, quản lý |
Bằng cấp khi tốt nghiệp | Bác sĩ đa khoa | Cử nhân y tế công cộng |
Được khám chữa bệnh? | Có | Không |
Khung chương trình đào tạo ngành Y tế công cộng bao gồm những nhóm học phần cụ thể như sau:
Dịch tễ học
Sinh học – vi sinh – miễn dịch
Xác suất thống kê y học
Quản lý hệ thống y tế
Phòng chống dịch bệnh
Dinh dưỡng cộng đồng
Truyền thông giáo dục sức khỏe
Chính sách và luật y tế
Đi thực tế cộng đồng
Tham gia điều tra dịch tễ
Xây dựng dự án truyền thông sức khỏe
Sinh viên y tế công cộng thường được đi thực địa, khảo sát và làm việc cộng đồng thực tế.
Ngoài tìm hiểu Y tế công cộng có phải bác sĩ không thì sinh viên tốt nghiệp ngành này còn có cơ hội nghề nghiệp tương lai rộng mở với nhiều lựa chọn làm việc tại:
Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) các tỉnh, thành phố
Viện y tế công cộng, Viện dinh dưỡng
Bệnh viện (làm ở phòng kế hoạch tổng hợp, quản lý chất lượng…)
Tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế (WHO, UNICEF…)
Cơ quan nhà nước về y tế, dân số, môi trường
Lĩnh vực truyền thông sức khỏe, thống kê y tế, nghiên cứu dịch tễ học
Nhiều sinh viên y tế công cộng sau tốt nghiệp làm việc tại các trung tâm kiểm soát bệnh tật.
Một số trường đại học uy tín có đào tạo ngành Y tế công cộng tại Việt Nam mà các bạn học sinh, phụ huynh đang thắc mắc Y tế công cộng có phải bác sĩ không nên tham khảo:
Đại học Y tế công cộng Hà Nội – trường chuyên biệt cho ngành này
Trường Đại học Y Hà Nội – đào tạo hệ cử nhân và sau đại học
Trường Đại học Y Dược TP.HCM
Đại học Y Dược Thái Bình, Huế, Cần Thơ
Đại học Điều dưỡng Nam Định
Điểm chuẩn ngành này thường dao động từ 18 đến 23 điểm tùy theo từng trường và phương thức xét tuyển.
Với bối cảnh dịch bệnh phức tạp, già hóa dân số, và nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn dân ngày càng tăng, ngành y tế công cộng đang rất cần nhân lực. Các bạn sau khi tốt nghiệp có thể nhiều lựa chọn công việc ở tuyến cơ sở, địa phương, tham gia vào các dự án sức khỏe vì cộng đồng và trở thành nhân viên các viện nghiên cứu, tổ chức phát triển quốc tế.
Mức lương khởi điểm từ 7–12 triệu đồng/tháng thuộc nhóm trung bình trong các ngành nghề phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Nếu công tác ở các tổ chức nước ngoài hoặc có thêm kinh nghiệm thì lương nhận được sẽ cao hơn.
Ngành học này không yêu cầu kỹ năng điều trị, nhưng đòi hỏi tư duy hệ thống, khả năng làm việc nhóm, phân tích dữ liệu và kỹ năng giao tiếp cộng đồng. Những em học sinh có niềm đam mê chăm sóc sức khỏe xã hội, tư duy logic, yêu thích nghiên cứu, thống kê nên tham khảo ngành Y tế công cộng.
Tuy nhiên, các em cần tìm hiểu kỹ chương trình đào tạo và cơ hội nghề nghiệp đầu ta. Trước khi đăng ký ngành học này phải nắm rõ sau khi ra trường bạn không phải là một Bác sĩ mà sẽ trở thành nhân viên Y tế công tác trong lĩnh vực phòng bệnh, truyền thống và nghiên cứu.
Theo đó, thắc mắc Y tế công cộng có phải bác sĩ không đã được chia sẻ rõ trong bài viết này. Đây là ngành học riêng biệt đóng góp vào quá trình bảo vệ, nâng cao sức khỏe cộng đồng qua chương trình giáo dục sức khỏe. Mặc dù không phải là bác sĩ điều trị bệnh trực tiếp mà bạn sẽ trở thành nhân viên y tế tham gia vào công tác phòng ngừa dịch bệnh, đảm bảo an toàn sức khỏe xã hội.
👉 Tìm hiểu thêm các ngành học sức khỏe không yêu cầu học lâm sàng tại Trang chủ Tuyển sinh hoặc khám phá các bài viết hữu ích khác về định hướng nghề nghiệp, điểm chuẩn và cơ hội việc làm!
Khi cần thay đổi hoặc cập nhật thông tin trong bài viết này, Nhà trường vui lòng gửi email đến địa chỉ: tuyensinhplus.vn1@gmail.com